Tỷ lệ người bị đột quỵ não tăng đến 25% trong những ngày thời tiết lạnh là một con số đáng báo động về sức khoẻ của người Việt Nam, đặc biệt trong độ tuổi từ 45 đến 60 tuổi. Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc tìm hiểu kỹ lưỡng về tình trạng này và có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Bệnh đột quỵ não rất dễ xuất hiện trong thời tiết rét đậm
Riêng trong ngày 25/12/2017, có tới 33 người bị đột quỵ não vào điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An. Tại khoa Thần kinh, số lượng bệnh nhân đột quỵ là trên 80 người, chiếm hơn ½ số bệnh nhân điều trị. Còn tại Hà Nội, bình quân mỗi ngày Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai lại tiếp nhận khoảng 10 – 20 trường hợp nhập viện vì đột quỵ, tăng 5-10% so với ngày thường. Bên cạnh những người mắc bệnh mới, người có tiền sử đột quỵ, tai biến cũng có nguy cơ tái phát khá cao.
Nguyên nhân gây ra đột quỵ não là gì?
Độ tuổi có nguy cơ bị đột quỵ cao nhất là từ 45 – 60 tuổi, khi đã không còn khoẻ mạnh như thời thanh niên nữa. Lúc này, các nội tiết tố thay đổi, phản xạ của các cơ quan kém đi, nên điều kiện bên ngoài dễ dàng tác động lên cơ thể.

Độ tuổi có nguy cơ bị đột quỵ cao nhất là từ 45 – 60 tuổi
Khi thời tiết lạnh, các mạch máu co lại. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể có thể khiến gia tăng các biến chứng như tắc nghẽn mạch máu, đau thắt ngực. Ngoài ra, trời lạnh còn ảnh hưởng tăng bài tiết nước tiểu, làm cơ thể mất nước nhiều hơn mất. Động mạch và tim cũng bị ảnh hưởng như tăng sự bất ổn định mảng xơ vữa, mảng xơ vữa dễ bị vỡ,… Tất cả điều này dẫn đến làm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não (nhồi máu não, chảy máu não).
Đột quỵ xảy đến rất bất ngờ và người bệnh rất khó để kịp thời xoay sở. Biểu hiện đặc trưng là đột ngột đau đầu dữ dội, nôn mửa, giảm ý thức và liệt nửa người.
Cần làm gì để phòng tránh đột quỵ ngày rét?
Cách hiệu quả và an toàn nhất để phòng tránh đột quỵ não do trời rét chính là vận động. Bởi lẽ không chỉ có tác dụng sinh nhiệt làm ấm tức thời, việc vận động thường xuyên còn giúp hoàn thiện cơ chế điều hoà nhiệt độ của cơ thể. Như vậy, khi thời tiết có trở rét thì thân nhiệt vẫn được điều hoà ổn định dao động quanh 36,5 – 27 độ C, không cần đến sự biến động đột ngột của huyết áp và cơ tim – hai nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.
Nếu bạn không có nhiều thời gian rảnh để đi tập các môn TDTT chuyên nghiệp như bóng chuyền, cầu lông,… thì hoàn toàn vẫn có thể vận động ngay trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn có thể đạp xe đi làm, hoặc đạp xe thể dục vài km mỗi ngày. Chỉ cần dành ra 20 phút vận động cùng với chiếc xe đạp, là đủ để giữ cho bạn 8 tiếng làm việc ấm áp, hiệu quả; và quan trọng nhất, hoàn toàn tránh xa nguy cơ đột quỵ.

Đạp xe thể dục 20 phút/ngày tránh xa nguy cơ đột quỵ
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc khi tắm cần tránh tắm nước lạnh, phải làm quen độ ấm của nước trước và tắm từng bộ phận cơ thể. Người đang bị các bệnh mang yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim… cần phải uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ và tái khám đúng kỳ hẹn để kiểm soát bệnh.